Người nhà cho biết bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào mu bàn chân trái,ốiloạnđôngmáudorắnlụccắbread factory gây đau, sưng nề, chảy máu tại vết cắn. Sau đó, ông nhập viện trong tình trạng da, niêm mạc nhợt, xuất huyết dưới da và vùng xung quanh vết cắn, kèm sưng nề, chảy máu.
Bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm, kết quả chẩn đoán nhiễm độc nọc độc rắn lục đuôi đỏ kèm rối loạn đông máu.
Ngày 6/10, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết bệnh nhân được xử trí vết thương và điều trị tích cực bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục, kháng sinh, truyền dịch, dinh dưỡng, đồng thời theo dõi rối loạn đông máu, điện giải, tổn thương gan, thận.
Sau 10 ngày, truyền 10 lọ huyết thanh, bệnh nhân hết rối loạn đông máu, chân trái bớt sưng nề.
Theo bác sĩ Mai, vết cắn của rắn lục đuôi đỏ thường gây chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Nọc độc của loài rắn này gồm hơn 20 thành phần khác nhau, tác động lên hệ tuần hoàn gây rối loạn đông máu, sưng nề, hoại tử hoặc gây hiện tượng tan máu, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch...
"Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim và nguy hiểm tính mạng", bác sĩ nói.
Để tránh bị rắn cắn, mọi người cần phát quang bụi rậm quanh nhà, giữ môi trường, nhà cửa sạch sẽ. Dọn sạch các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình. Không nên ngủ dưới nền đất. Khi làm vườn nên mang ủng và bao tay, mang ủng cao khi đi vào rừng, khua gậy trước khi đi qua bụi rậm, khu vực nhiều cỏ. Dùng đèn nếu di chuyển vào ban đêm. Có thể trồng sả hoặc nuôi chó, mèo để hạn chế rắn xuất hiện.
Khi bị rắn độc cắn, cần hạn chế tối đa vận động để không làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể, sau đó nhanh chóng nhập viện.
Thùy An